OANH GỬI GIÁO ÁN TẬP ĐỌC: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

NS:9/10/2018

ND: Thứ sáu, ngày 19/10/2018                       Tập Đọc

Tiết 17:Thưa chuyện với mẹ

KNS-THB

I/ Mục đích yêu cầu

– Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại

– Hiểu những từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương mơ uớc trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là người là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu:Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý .

– Hs có thái độ phù hợp khi thưa chuyện với người lớn.

II/ Đồ dùng dạy học:

– Máy chiếu.

– Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.

III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Mong đợi ở học sinh
1.Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

– Gọi 2 HS đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi

+Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.

+Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.

-Nhận xét .

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài:

HĐ 2. Hướng dẫn luyện đọc

-Gọi HS đọc toàn bài.

– Gợi ý HS chia đoạn.

 

 

 

-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt HS đọc ).

– Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt HS đọc ).

– Yêu cầu HS đọc chú thích, kết hợp giải nghĩa từ: thưa, kiếm sống

– Cho HS đọc theo cặp.

– Gọi 1 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm

HĐ 3. HD tìm hiểu bài.

– Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+Cương xin mẹ đi học nghề gì?

+Cương xin học nghề rèn để làm gì?

 

+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

 

 

+Cương thuyết  phục mẹ bằng cách nào?

 

+Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con:

a. Cách xưng hô.

 

 

 

b. Cử chỉ trong lúc nói chuyện.

-Gọi HS trả lời và bổ sung.

KNS: – Lắng nghe tích cực. – Giao tiếp.

+Nội dung chính của bài là gì?

*Gdhs: Nghề nào cũng cao quý.

– Ghi nội dung chính của bài.

 

HĐ 4. Luyện đọc diễn cảm.

– GV đọc mẫu toàn bài.

– Gợi ý HS nêu cách đọc đoạn, bài.

-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.

– Cho HS luyện đọc cá nhân, nhóm.

-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

-Nhận xét tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò:

-Dặn về nhà đọc bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và xem trước bài Điều ước của vua Mi-đát.

– Nhận xét tiết học.

– Hát.

 

-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

– Cùng GV nhận xét, đánh giá.

 

-Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

 

– 1 HS đọc toàn bài.

– 2 đoạn:

+Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học … đến phải kiếm sống.

+Đoạn 2: mẹ Cương … đến đốt cây bông.

-HS tiếp nối đọc theo đoạn.

 

– HS luyện đọc cá nhân.

-HS tiếp nối đọc theo đoạn.

– Lắng nghe, 1 HS đọc chú giải.

– HS đọc theo cặp.

-1 HS đọc.

 

 

 

-HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.

+Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.

+Bà ngạc nhiên và phản đối.

 

+Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.

+Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

+Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.

+Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối.

*Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

-2 HS nhắc lại nội dung bài.

 

– Lắng nghe và đọc thầm theo.

– Nêu cách đọc hay.

-3 HS đọc phân vai.

 

– HS luyện đọc cá nhân, nhóm.

– HS thi đọc diễn cảm cá nhân, nhóm.

– Lắng nghe và điều chỉnh.

 

-HS lắng nghe, thực hiện.