OANH GỬI GIÁO ÁN KH4: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

NS:3/11/2018

ND:7/11/ 2018

KHOA HỌC

TIẾT  31                         KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?

I/  MỤC TIÊU:

-Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không vị; không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

– Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trông đời sống: bơm xe,…

– Hs yêu thích khám phá khoa học, hứng thú trong giờ học

II/  ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

-HS chuẩn bị bong bóng và dây thun .

-GV chuẩn bị: Bơm tiêm, rổ đựng, ly, muỗng, 1 lọ nước hoa.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Mong đợi ở học sinh
1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Làm thế nào để biết có không khí?

– Không khí có ở đâu ? Nêu ví dụ .

– Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?

-HS, GV nhận xét .

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của không khí

MT: Hs nêu được những tính chất của không khí

1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

-GV giới thiệu: Không khí có ở xung quanh chúng ta. Theo em, không khí có những tính chất gì?

2. Biểu tượng ban đầu của HS: Cho học sinh ghi lại những suy nghĩ của mình, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng nhóm.

3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi

– Yêu cầu học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về tính chất của không khí của các nhóm . GV tổ chức cho học sinh đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu

-Khi HS đề xuất câu hỏi GV tập hợp các câu hỏi sát với nội dung bài ghi lên bảng

-Trên cơ sở các câu hỏi do học sinh đặt ra GV tổng hợp câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu của bài

+Không khí có màu,  có mùi, có vị không?

+Không khí có hình dạng nào?

+Không khí có bị nén lại và giãn ra không?

GV cho học sinh thảo luận , đề xuất cách làm

4. Thực hiện phương án tìm tòi.

Gv tổ chức các nhóm tiến hành thí nghiệm

+Không khí có màu, có mùi, có vị không?

 

 

 

+Không khí có hình dạng nào?

-Gợi ý:

1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ?

 

2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?

 

3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?

+Không khí có bị nén lại và giãn ra không?

 

 

 

5. Kết luận kiến thức:

Gv tổ chức các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh lại ý tưởng ban đầu.

Gv hướng dẫn hs rút ra tính chất của không khí.

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng tính chất của không khí trong cuộc sống.

MT: Nêu đượcnhững ứng dụng tính chất của không khí trong cuộc sống.

– Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi(2 phút): Nêu những ứng dụng tính chất của không khí trong cuộc sống.

-GV : Khi ta ngửi thấy có một  mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí không?Vì sao?

– Cho hs xem hình ảnh thể hiện môi trường bị ô nhiễm.

GDBBMT: Để có được bầu không khí trong sạch chúng ta cần phải làm gì?

 

 

4.Củng cố:

-Không khí có những tính chất gì?

5 Dặn dò:

– HS về nhà học bài.

– HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.

-GV nhận xét tiết học.

HS hát

 

 

 

-2 HS trả lời,

 

 

 

 

 

 

– Hs lắng nghe

 

 

– Hs bộc lộ biểu tượng ban đầu về tính chất của không khí.

 

 

 

 

– Các nhóm nêu

 

 

– Các nhóm nêu câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thí nghiệm

 

-HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng: nhìn, ngửi, nếm không khí trong chiếc cốc.

Hs ghi kết luận: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.

-HS thổi bóng, buộc bóng .

-Trả lời:

1) Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên.

2) Các quả bóng đều có hình dạng khác nhau: To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau, …

3)Hs ghi kết luận: Điều đó chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.

Hs dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm như hình minh hoạ 2 trang 65

Hs ghi kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

– Các nhóm báo cáo kết quả, so sánh lại ý tưởng ban đầu

– Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

– Hs thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

– Hs, gv nhận xét, cho hs xem hình minh họa

 

 

 

 

 

-Khi ta ngửi thấy có một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải …

Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường chung, không vứt rác bừa bãi, không hái lá, bẻ cành nơi công cộng góp ý với những hành vi chưa có ý thức bảo vệ môi trường.

 

-HS trả lời.

 

 

– Lắng nghe.