BÁO CÁO KIỂM TRA NỘI BỘ
PHÒNG GD-ĐT THỦ THỪA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNGTH BÌNH CANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 110/BC-THBC Bình Thạnh, ngày 10 tháng 5 năm 2018
BÁO CÁO
TỒNG KẾT CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
Năm học 2017– 2018
Căn cứ thông tư số 1325/HĐ-PGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Phòng giáo dục đào tạoThủ Thừa về việc Hướng dẫn công tác kiểm tra của Phòng giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018.
Căn cứ kế hoạch số 212/KH-THBC ngày 14/9/2017 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của nhà trường; Căn cứ kế hoạch số 243/KH-THBC ngày 9 tháng 10 năm 2017 Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018;
Đơn vị trường TH Bình Cang đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra báo cáo kết quả như sau:
- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
- Thuận lợi:
– Có đủ các văn bản chỉ đạo về công tác thanh, kiểm tra và nhà trường có ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể từng tháng và phân công cụ thể từng thành viên.
– Ngay từ đầu năm học, đơn vị tổ chức triển khai và quán triệt cho toàn thể CB-GV-NV trong toàn trường về một số công văn có liên quan đến công tác kiểm tra nội bộ trường học. Triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học trong đại hội công nhân viên chức đầu năm.
- Khó khăn:
Đa số các thành viên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đều là kiêm nghiệm nên đôi khi công việc giải quyết chưa triệt để theo thời điểm mà kế hoạch đề ra.
- Công tác tổ chức:
Đơn vị đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, ra các quyết định kiểm tra kèm theo kế hoạch và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. Triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học trong Đại hội công chức, viên chức đầu năm. Tuyên truyền, quán triệt, triển khai đầy đủ văn bản pháp luật.
- NỘI DUNG KIỂM TRA NỘI BỘ:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CB,GV,NV:
a, Ưu điểm:
– Đa số giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị,
– Thực hiện đúng các quy định, quy chế của ngành, không có cán bộ giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn,
– Luôn có ý thức học tập và tự nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác.
– Đa số giáo viên thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo, phong cách đức Hồ Chí Minh. Có đạo đức lối sống lành mạnh, gương mẫu trước học sinh.
– Không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
b, Hạn chế:
– Còn một vài giáo viên đi trễ; chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến đồng nghiệp; số giáo viên lớn tuổi ngại tham gia các phong trào của nhà trường như thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, …
- Kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận và giáo viên:
2.1 Các Bộ phận:
2.1.1 Kiểm tra quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
– Người được kiểm tra: Nhân viên Bảo vệ – giáo viên kiêm thiết bị trường học:
* Về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho hoạt động dạy-học và các hoạt động khác, được bảo quản và tu sửa, bổ sung kịp thời. sử dụng tốt công năng cho các hoạt động trong nhà trường.
* Về thiết bị dạy học:
– Có đầy đủ sổ sử dụng thiết bị của từng khối lớp.
– Sổ sử dụng bảng tương tác có cập nhật ngày sử dụng đầy đủ.
– Có sổ nhật kí theo dõi hoạt động của bảng tương tác.
Tuy nhiên việc mua thêm các loại sách bổ sung hàng năm có nhưng còn hạn chế.
2.1.2 Kiểm tra căn tin nhà trường:
– Người được kiểm tra: Chủ căn tin được nhà trường hợp đồng.
– Kết quả kiểm tra: chủ căn tin thực hiện đúng theo hợp đồng lao động: mua bán bánh kẹo, nước uống phục vụ học sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (có nhãn mác, hạn sử sung). Tuy nhiên chủ căn tin còn bán một số đồ chơi có nhãn Trung Quốc, nhà trường đã trao đổi và không còn bán nữa.
2.1.3 Kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm học thêm.
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát như sau:
– Nắm tình hình từ phía học sinh. Số lượng học sinh các lớp có học thêm như sau: Môn Tiếng Anh: học tại trung tâm Anh Việt, số lượng là 12 (từ khối lớp 3 đến khối lớp 5), các môn khác: không
– Nắm tình hình thực tế: thông qua trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, những gia đình lân cận nhà giáo viên về tình hình giáo viên dạy thêm: hiện tại chưa phát hiện giáo viên dạy thêm trong và ngoài nhà trường sai quy định.
2.1.4 Kiểm tra việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và công tác quản lý tài chính và :
* Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, phát huy tốt vai trò làm chủ của cán bộ công chức, nhà giáo và học sinh; phát huy được vai trò của Ban thanh tra nhân dân;
– Xây dựng kế hoạch chi tiêu trong quá trình sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách (tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…).
– Thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra về công tác quản lý tài chính, tài sản, việc mua sắm tài sản công, việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.
Thường xuyên lắng nghe và lấy ý kiến của CB- GV-NV trong các hoạt động của nhà trường.
* Việc quản lý tài chính, tài sản:
– Nhà trường thực hiện lập dự toán thu chi theo hướng dẫn của PGD-ĐT huyện. Có công khai dự toán thu: QĐ số 16/ ngày 10/01/2018. Công khai quyết toán theo quy, theo biểu mẫu và niêm yết công khai.
– Kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ, hoạt động thường xuyên đều chi đúng theo qui định.
* Việc trích nộp các khoản đóng góp BHXH – BHYT – Kinh phí công đoàn: Trường thực hiện việc trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho công chức, viên chức và nhân viên kịp thời đúng quy định.
* Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: Trường đều có ban hành quy chế chi tiêu nội bộ quyết định 23/QĐ.THBC ngày 17/01/2018
* Về sổ sách kế toán: kế toán thực hiện tương đối đầy đủ các loại sổ sách kế toán theo quy định.
* Báo cáo quyết toán: kế toán thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quyết toán.
* Việc lập luân chuyển quản lý, lưu trữ kế toán trường thực hiện việc lập và quản lý chứng từ kế toán đảm bảo theo quy định, có sắp xếp theo trình tự thời giian chi và nội dung chi.
* Khai thác phần mềm kế toán: kế toán khai thác tốt phần mềm kế toán Misa.
* Việc quản lý tài sản, công cụ, dụng cụ: kế toán có mở sổ theo dõi các chứng từ photo kèm theo ( khi mua sắm hoặc sửa chữa).
2.1.5 Kiểm tra thư viện:
*Ưu điểm:
– Thư viện có: sách giáo khoa 801 bản, số sách đạt yêu cầu qui định; Sách nghiệp vụ của giáo viên 415 bản, mỗi giáo viên có đầy đủ sách để giảng dạy và lưu trữ tại thư viện; Sách tham khảo 2965 bản và 2747 bản thiếu nhi. Trong năm trường bổ sung 287 bản sách với số tiền 4 770 800 đồng.
– Có đầy đủ báo, tạp chí, atlat, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Thư viện có đầy đủ các loại báo yêu cần do ngành đề ra.
– Giáo viên thư viện có qua nghiệp vụ, công tác phối kết hợp với GVCN, TPT, BGH tốt. Giáo viên có phục vụ thư viện lưu động – thư viện xanh tropng giờ ra chơi.
* Hạn chế:
– Phích viết đôi khi còn sai vài chi tiết nhỏ
– Thư mục cũ bổ sung ít.
Kết quả: Thư viện đề nghị công nhận thư viện trường học tiên tiến năm học 2016-2017
2.2 Giáo viên:
2.2.1 Ưu điểm:
– 100% giáo viên đều có năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
– Luôn nắm vững các quy định, quy chế chuyên môn của ngành, của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.
– Thường xuyên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, trao đổi học tập kinh nghiệm đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục được phân công.
– Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm.
– Tham gia các phong trào do nhà trường, ngành phát động.
Về các tiết dạy:
+ Giáo viên chuẩn bị bài kỹ, áp dụng được các phương pháp kết hợp vài phương pháp truyền thống, bám chuẩn kiến thức kỹ năng, giảng dạy kiến thức chính xác có hệ thống. Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức khá linh hoạt. Học sinh vận dụng được kiến thức vừa học vào bài tập thực hành.
+ Có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo Thông tư 22/BGDĐT và văn bản Hợp nhất của Bộ GDĐT.
+ Có chú ý sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Đánh giá nhận xét thực hiện theo Thông tư 22/ BGDĐT và văn bản Hợp nhất của Bộ GDĐT.
+ Giáo án soạn đúng đủ khớp với kế hoạch giảng dạy. Kế hoạch giảng dạy có tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, giáo dục bảo vệ môi trường, biển đảo, giáo dục thích ứng biến đổi khí hậu,…cho học sinh thông qua các tiết học chính khóa, giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác…..
2.2.2 Tồn tại:
– Một vài giáo viên mới ít phát biểu, chia sẻ tiết dạy.
– Một vài giáo án, sổ tổ khối chuyên môn trình bày chưa đúng theo Thông tư 01/2011/TT-BNV Hướng dẫn trình bày thể thức văn bản.
– Một vài tiết phân bố thời gian giữa các hoạt động đôi khi chưa phù hợp, chưa rèn kỹ năng tính toán cho học sinh; giáo viên còn làm việc nhiều, nói nhiều chưa chú ý quán xuyến hết các đối tượng học sinh.
– Một vài giáo viên soạn giảng chưa chú ý đến các đối tượng học sinh
Còn một vài đối tượng học sinh cá biệt trong học tập cũng như tham gia các hoạt động trong nhà trường.
2.2.3 Kết quả cụ thể:
Tổng số GV được kiểm tra đến cuối năm: 15/15 giáo viên
(Kiểm tra toàn diện: 11 giáo viên, kiểm tra chuyên đề: 4 giáo viên)
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Đối với giáo viên, các bộ phận trong nhà trường:
– Bản thân giáo viên tự bồi dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như về chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tới.
– Thực hiện tốt các phong trào trong nhà trường trong thời gian tới.
– Các bộ phận trong nhà trường phải phối kết hợp tốt hơn nữa trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
– Các tổ trưởng chuyên môn phát huy năng lực, thường xuyên quan tâm, giúp đỡ các tổ viên về chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018 của đơn vị./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Phòng GD&ĐT(b/c);
– Lưu: CM.
Đặng Thành Trung