PHÒNG GD&ĐT THỦ THỪA
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH CANG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|
Số: /BC-THBC | Bình Thạnh, ngày 4 tháng 5 năm 2019 | |
BÁO CÁO
Tình hình thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học Năm học 2018-2019
Thực hiện công văn số 523/PGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Phòng GD-ĐT Thủ Thừa “ V/v báo cáo tình hình thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học Năm học 2018-2019
Căn cứ tình hình thực tế của trường. Bộ phận chuyên môn trường Tiểu học Bình Cang đã lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả như sau:
- Mô hình trường học mới Việt Nam
Không
- Thực hiện “Phương pháp Bàn tay nặn bột”
Đánh giá cụ thể:
* Những mặt làm được của từng mô hình.
Lập kế hoạch giảng dạy PP bàn tay nặn bột: Mỗi giáo viên soạn và giảng dạy ít nhất 6 tiết/ năm học.
– CBQL và tổ chuyên môn đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề: PP giảng dạy Bàn tay nặn bột: thực hành giảng dạy trao đổi, chia sẽ, suy ngẫm kinh nghiệm lẫn nhau, tạo không khí sôi nổi, tinh thần đoàn kết nội bộ khi tham gia chuyên đề.
– Đa số giáo viên nắm được đặc trưng cơ bản của phương pháp Bàn tay nặn bột thông qua phần lý thuyết.
– Các giáo viên trong tổ tham gia nhiệt tình, có sự đầu tư kĩ càng; GV chịu khó học hỏi.
– GV vận dụng tốt quy trình của PP bàn tay nặn bột vào giảng dạy.
– HS thực hành tương đối tốt; Hoạt động nhóm hợp tác, tích cực, tự giác.
– Một số GV tác phong nhẹ nhàng, giọng nói lôi cuốn HS, trong giảng dạy có sự ăn ý nhịp nhàng giữa GV và HS, tạo được không khí sôi nổi trong giờ học, tiết dạy hiệu quả, không khí lớp học gần gũi, thân thiện và tự nhiên hơn.
** Những hạn chế cần khắc phục của từng mô hình.
– Việc sử dụng đồ dùng cho HS thực hành trên lớp chưa đầy đủ, chưa phù hợp với bài học.
– Dạy theo PP BTNB một số HS chậm tiến khó có khả năng theo kịp. Đối với HS khối 1,2 việc đặt câu hỏi khó khăn nên việc đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi còn nhiều hạn chế do các em còn lúng túng hoặc chưa có định hướng về câu hỏi sát với nội dung bài.
* Nguyên nhân:
– Vì trong một năm học giáo viên chỉ dạy vài tiết nên khó có thể hình thành cho HS cách học theo PP bàn tay nặn bột.
– Do đồ dùng thí nghiệm một số bài còn hạn chế nhà trường không trang bị kịp thời.
– GV chưa có nhiều thời gian quan tâm đầu tư tiết dạy.
* Kiến nghị:
– Cần thiết kế lại SGK để phù hợp với PPBTNB.
– Sắp xếp lớp có số lượng HS trong một lớp phù hợp.
– Bàn ghế phù hợp để thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhóm.
– Thiết bị thí nghiệm, vật liệu làm thí nghiệm cần cung cấp đầy đủ như đá vôi, hộp đối lưu.
- Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch
* Những mặt làm được của mô hình:
– 11/11 lớp tham gia ; 100% HS có sách tài liệu phục vụ việc học.
– Giáo viên biết cách lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ chức đánh giá liên tục quá trình học mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Có tổ chức Sinh hoạt cụm phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
– Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được.
– Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề chịu khó học hỏi và đổi mới. Học sinh rất hứng thú với phương pháp mới.
– Nhà trường luôn luôn tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giáo viên áp dụng phương pháp mới của Đan Mạch vào dạy môn Mĩ Thuật. Đã có phòng chức năng riêng cho môn mĩ thuật. Tất cả HS được phụ huynh ủng hộ mua sách phục vụ việc học
** Những hạn chế cần khắc phục của mô hình.
– Cơ sở vật chất: Phòng còn sử dụng chung cho phòng nghệ thuật nên chưa được trang bàn ghế và giá vẽ riêng cho môn MT.
– Học sinh bước đầu thực hiện phương pháp học mới sẽ gặp lúng túng trong việc trao đổi nội dung để thống nhất chủ đề vẽ tranh phác họa bố cục các mảng chính trước khi vẽ họa tiết.
* Đề xuất hướng giải quyết:
– Sách giáo khoa cần bổ sung thêm một số hình ảnh cho chủ đề để bài học thêm phong phú ( ví dụ bài vẽ ngôi nhà ở khối Một cần minh họa một số kiểu nhà theo vùng miền).
- Tiếng Việt CNGD
Không
- Dạy học Âm Nhạc
Chưa dạy phương pháp mới. ( Do giáo viên tăng cường)
- Hoạt động giáo dục mgoài giờ lên lớp
* Những mặt làm được của mô hình:
6.1 Thực hiện giảng dạy giáo dục:
– Giảng dạy các tiết giáo dục như giáo dục An toàn giao thông 10 tiết/ năm, giảng dạy nha học đường 2 tiết /năm, giảng dạy tâm lý học đường 8 chủ đề thực hiện trong tám tháng bắt đầu từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019, mỗi chủ đề dạy 2 tiết trong 1 tháng. Giảng dạy tập viết theo tài liệu truyền thống lịch sử quê hương Long An vào các tiết buổi chiều.
– Dạy tích hợp các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, kĩ năng sống, đạo đức Hồ Chí Minh, quyền và bổn phận trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích…) đảm bảo hợp lý, nhẹ nhàng, hiệu quả, không gây áp lực cho học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.
– Nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa (4 tiết/tháng) vào ngày thứ sáu hằng tuần, thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục.
** Những hạn chế cần khắc phục của mô hình.
– Do điều kiện học sinh khó khăn chưa mua đầy đủ tài liệu nên việc giảng dạy còn gặp khó khăn ( sách tâm lý học đường, vở tập viết).
– Quá nhiều nội dung lồng ghép tích hợp nên đôi khi dạy không hiệu quả.
– Một vài tài liệu chưa được tập huấn, chưa có sách hướng dẫn soạn giảng: tâm lý học đường, tập viết)
*** Đề xuất hướng giải quyết:
Tổng hợp các nội dung giáo dục vào một phân môn phân phối chương trình rõ ràng cho từng khối, có cụ thể chuyên đề và nội dung giáo dục, có sách và tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
– Trên đây là báo cáo kết quả đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học Năm học 2018-2019
Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG
– PGD để báo cáo
– Lưu CM.
ĐẶNG THÀNH TRUNG