Văn hóa giao thông
Bài 3: NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN
I.Mục tiêu:
-HS biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
-Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi ngồi sau xe đạp xe máy.
– Khi ngồi sau xe đạp, xe máy không đùa nghịch để đảm bảo an toàn
II.Đồ dùng dạy học:
SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy | Mong đợi ở HS |
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: – Tại sao cần giữ cổng trường luôn thông thoáng? – Xô đẩy, chen lấn trước cổng trường có hại gì? 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hoạt động cơ bản: GV cho HS đọc truyện: Chỉ đùa thôi – Tại sao chị em Nghĩa lại bị ngã ? – Thấy chị em Nghĩa bị ngã, ba của Tấn đã làm gì ? – Theo em, khi thấy chị em Tấn bị ngã, Tấn nên làm gì ? – Chúng ta có nên đùa giỡn khi ngồi trên xe như Tấn không ? Tại sao? GV: Khi ngồi sau xe đang chạy chúng ta không nên đùa giỡn để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường. c)Hoạt động thực hành: GV: cho HS quan sát tranh trang 13 SGK cho HS thảo luận nhóm 4( 2 phút) Sau đó nối hình ảnh thể hiện điều nên làm với mặt cười và hình ảnh thể hiện điều không nên làm với mặt khóc. Nhận xét: GV đọc cho cả lớp nghe bài vè d)Hoạt động ứng dụng: GV đọc cho HS nghe câu chuyện theo tranh trong SGK trang 14, 15 – Tại sao chân của Hải bị thương? – Nếu em là Mai, em sẽ nói gì với Hải để Hải không cố lấy lon nước ngọt cho bằng được? GV nhận xét: GV : Ngồi sau xe, nếu không giữ thăng bằng, nghiêm trang, nghiêng người sang bên này, bên kia sẽ dễ xảy ra tai nạn. 4. Củng cố- dặn dò: Để ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn chúng ta phải như thế nào? Nhận xét – tuyên dương. |
-Hát
-HS trả lời
-HS nêu
-Đại diện nhóm trình Nhóm khác bổ sung nhận xét.
-HS đọc lại theo GV
-HS nghe – HS trả lời
-HS nêu: ngồi sau xe không đùa nghịch , chồm người sang một bên sẽ dễ xảy ra tai nạn |