BÁO CÁO TỔNG KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN THÔNG TƯ 22/2016

PHÒNG GD-ĐT THỦ THỪA

TRƯỜNG TH BÌNH CANG

Số:          /TH.BC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             Bình Thạnh,  ngày 19 tháng  05  năm 2018

BÁO CÁO

Về việc sơ kết 2 năm thực hiện đánh giá HS theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

Căn cứ công văn Số: 474 /PGDĐT ngày  17   tháng 5  năm 2018 của Phòng giáo dục và đào tạo Thủ Thừa  V/v báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện đánh giá HS theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT . Trường Tiểu học Bình Cang báo cáo sơ kết  2 năm thực hiện đánh giá HS theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT như sau:

1.Đặc điểm tình hình (thuận lợi, khó khăn).

* Thuận lợi:

Được sư quan tâm sâu sát của lãnh đạo sở giáo dục và phòng giáo dục.

Tất cả cán bộ giáo viên ý thức và thực hiện đúng tinh thần thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.

Được sự hợp tác của giáo viên, phụ huynh học sinh  và học sinh.

* Khó khăn: Cách nhận xét cũ ít nhiều còn ảnh hưởng chưa chuyển đổi hoàn toàn.

Một vài giáo viên chưa nghiên cứu cách nhận xét mới nên đôi khi còn gặp khó khăn trong cách dùng từ để nhận xét mang tính động viên khuyến khích học sinh.

  1. Công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện.

Cán bộ quản lí của trường tổ chức triển khai thực hiện theo tinh thần công văn hướng dẫn.

Có tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát, tư vấn giúp đỡ.

  1. Việc tổ chức tập huấn, cấp trường (số cuộc, số người tham dự, nội dung tập huấn, hiệu quả tập huấn).

Tổ chức tập huấn cấp trường : 4 lần

Lần 1: Tập huấn tập huấn thông tư 22/2016/TT-BGDĐT đánh giá học sinh tiểu học cho Cán bộ, giáo viên cốt cán cấp tiểu học.

Số người tập huấn: 20/20 CBQL-GV

Nội dung:

– Khái quát về đo lường và đánh giá trong giáo dục tiểu học

– Hướng dẫn cách thức đánh giá học sinh tiểu học theo TT22

– Hướng dẫn cách lượng hóa các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học theo TT 22

– Hướng dẫn cách thức đánh giá kết quả học tập các môn học theo TT 22.

Kết quả:  Sử dụng kết quả đánh giá học sinh đạt hiệu quả.

Lần 2: Tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT .

Nội dung : Tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra: Phần chung môn tiếng Việt và Môn toán, khoa học, Lịch sử và địa lý

Số người tập huấn : 20/20 CB-GV

Kết quả: GV có thái độ học tập tích cực, hợp tác tích cực tham gia thảo luận nhóm và trình bày kết quả học tập theo yêu cầu. Sử dụng kết quả tập huấn ra đề kiểm tra đúng theo ma trận.

           Lần 3:  Tập huấn nâng cao năng lực đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT

Nội dung: Tập huấn nâng cao năng lực đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016

Số người tập huấn : 20/20 CBQL-GV

Kết quả: GV có thái độ học tập tích cực, hợp tác tích cực tham gia thảo luận nhóm và trình bày kết quả học tập theo yêu cầu. Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học bước đầu có hiệu quả.

           Lần 4: Nội dung: Tập huấn chuyên đề “ Dạy học phát triển năng lực và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt” theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐ cho Cán bộ  giáo viên trường.

Bám theo nội dung đã được tập huấn cốt cán cấp tỉnh về  chuyên đề “ Dạy học phát triển năng lực và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt” theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐ cho Cán bộ  giáo viên trường.

Số lượng: 20/20 CBQL-GV)

           4 Kết quả thực hiện (ưu điểm, hạn chế).

* Ưu điểm

Tất cả giáo viên đều nhận thức đúng theo tinh thần thông tư, tổ chức đánh giá học sinh đúng thông tư 22/2016/BGDĐT. Có thực hiện đầy đủ nhận xét thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì, có cập bảng tổng hợp kịp thời.  Thông tư giúp cho quá trình đánh giá nhẹ nhàng hơn không gây áp lực với học sinh và PHHS, giúp giáo viên có nhận xét sâu sát, cụ thể hơn chỉ ra cụ thể ưu điểm, hạn chế giúp học sinh phát huy ưu điểm đồng thời khắc phục hạn chế.

Điều 10 có thêm đánh giá định kì giữa kì giúp giáo viên nắm được tình hình học sinh và có biện pháp phụ đạo kịp thời. Đánh giá định kì về học tập hoạt động giáo dục theo 4 mức phù hợp. Đánh giá về năng lực, phẩm chất với 3 mức rõ ràng giúp giáo viên dễ dàng trong việc đánh giá.

Bảng tổng hợp thay sổ theo dõi gọn nhẹ, phù hợp.

Điều 16 khen thưởng cũng rõ ràng thuận lợi cho giáo viên và nhà trường.

* Những hạn chế cần khắc phục:

Bên cạnh đó vẫn còn khó khăn về một số đánh giá nhận xét thường xuyên, giáo viên chưa quen cánh dùng ngôn từ theo phương pháp mới, đôi lúc nhận xét chưa thể hiện tính bao quát theo chuẩn kiến thức kỹ năng từng bài học. Đôi khi còn những lời nhận xét chung chung mặc dù năng lực học tập của học sinh có khác nhau đôi chút.

  1. Giải pháp khắc phục những hạn chế.

– Tiếp tục phát huy ưu điểm

– Khắc phục những hạn chế: thông qua sinh hoạt chuyên môn, trao đổi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu tập huấn, phó hiệu trưởng tư vấn giúp đỡ.

  1. Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý giáo dục.

Không

HIỆU TRƯỞN

 

                                                                                                  ĐẶNG THÀNH TRUNG