Khoa học ( t21)
BA THỂ CỦA NƯỚC
( BVMT- HĐ 3, ADPPBTNB – HĐ3)
- Mục tiêu:
– Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
– Làm thí nghiệm về sự chuyển biến của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
– Giữ an toàn khi làm thí nghiệm.
- Đồ dùng dạy-học:
– Chai nhựa trong để đựng nước, nến, ống nghiệm, nước đá, khăn lau bằng vải
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy | Mong đợi ở HS |
1. Ổn định
2. KTBC: Nước có những tính chất gì? – Hãy nêu tính chất của nước?
-Nêu một số chất hòa tan trong nước? – Nhận xét 3. Bài mới: Ba thể của nước * Hoạt động 1: Các thể của nước. Tính chất của nước tồn tại ở ba thể khác nhau và sự chuyển thể của nước.( BTNB) @ Mục tiêu: Biết nước tồn tại ở ba thể rắn, lỏng, khí. Tính chất của nước khi tồn tại ở ba thể đó và hiểu sự chuyển thể của nước. @ Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: – Theo em trong tự nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào? Cho ví dụ. ( suy nghĩ 1 phút) – Em biết gì về sự tồn tại của nước ở các thể mà em vừa nêu? @ Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: -HS ghi lại các ý kiến và thảo luận – HS nêu GV ghi bảng VD: _ Nước đông lại thành cục. – Nước ở dạng khói. – Nước có hình dạng khác nhau. – Nước ở dạng lỏng. @ Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi: – Khi nào nước đông lại thành cục? – Khi nào nước ở dạng khói? – Vì sao nước có hình dạng khác nhau? – Nước ở thể lỏng phải không? ……………. @ Thực hiện PP tìm tòi. @ Kết luận kiến thức GVKL -HS so với ý tưởng ban đầu
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại @ Mục tiêu: Biết nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. – Hãy mô tả những gì em thấy qua hình 4, 5?
– Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì? – Nhận xét hình dạng nước ở thể này? – Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là gì? – Nếu ta để khai nước đá ngoài tủ lạnh, thì sau một lúc hiện tượng gì xảy ra? Nói tên hiện tượng đó? – Tại sao có hiện tượng này?
Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 0 độ C. Hiện tượng này ta gọi là sự nóng chảy . – Gọi hs đọc mục bạn cần biết * Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước @ Mục tiêu: Nói về ba thể của nước GV tiến hành: – Nước tồn tại ở những thể nào? – Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào?
_ GV cho HS vẽ sơ đồ * GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 4.Củng cố, dặn dò: – GV cho HS chơi trò chơi (nếu còn thời gian) – Về nhà tập vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước – Bài sau: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ? – Nhận xét tiết học |
Hát
– Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp phía, thấm qua một số vật và hòa tân được một số chất. – HS nêu – Lắng nghe
– Nước ở thể lỏng, khói, đóng cục
– HS thảo luận nhóm ( 3 phút) và nêu
– HS phỏng vấn nhóm bạn
– HS cùng GV thí nghiệm
– HS nêu
– HS đọc tài liệu và trả lời
– rắn, lỏng, khí – Ở 3 thể nước đều trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Ở thể lỏng, thể khí nước không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định – HS vẽ và trình bày
|